cool hit counter

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên là gì?

Đăng ký nhãn hiệu trùng tên là gì? Trường hợp nào được đăng ký nhãn hiệu trùng tên?

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và hội nhập sâu rộng như hiện nay thì bảo hộ nhãn hiệu ngày càng có vai trò quan trọng. Nhãn hiệu đóng vai trò phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân với nhau. Tuy nhiên, các nhãn hiệu đăng ký trùng nhau có được không. Vậy trường hợp nào có thể đăng ký nhãn hiệu trùng tên? Vấn đề trên sẽ được bài viết sau đây làm rõ.

Quy định của pháp luật về điều kiện chung khi đăng ký nhãn hiệu hiện nay

Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng một số điều kiện sau:

Hàng hóa, dịch vụ có các dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng các chữ cái, hoặc hình vẽ, hoặc từ ngữ, hoặc hình ảnh. Ngoài ra, bao gồm hình ba chiều cũng có thể có sự kết hợp các yếu trên với nhau, thể hiện bằng một màu hoặc nhiều màu sắc khác nhau;

Các loại hàng hóa, dịch vụ phải có khả năng phân biệt được với các chủ thể có hàng hoá, dịch vụ khác.

Quy định của pháp luật về các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?

 

Đăng ký nhãn hiệu không phải là chuyện chỉ cần bạn nộp đơn lên Cục sở hữu trí tuệ là được bởi rất nhiều hàng hóa, dịch vụ bị trùng lặp với nhau hoặc giống nhau như một. Chính vì vậy Luật sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 72 về các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, đã quy định rất chi tiết trong luật: 

Hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu bị trùng hoặc tương tự nhau đến mức gây nhầm lẫn với những nội dung sau: Với hình quốc kỳ và quốc huy các nước. 

Với các biểu tượng, như cờ, hay huy hiệu và tên viết tắt, hoặc tên đầy đủ cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, hoặc tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp,…của Việt Nam và tổ chức quốc tế, mà không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

Với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

Với các loại dấu chứng nhận, hoặc dấu kiểm tra, hoặc dấu bảo hành của tổ chức quốc tế khi tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, ngoại trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận…

Trên đây chỉ đưa ra được một số dấu hiệu cơ bạn còn cụ thể và chi tiết đã được luật quy định rất rõ tại Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ bạn đọc có thể tìm đọc trực trên văn bản luật.

Pháp luật quy định như thế nào về nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt?

Căn cứ theo Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ quy định rất chi tiết các trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt như sau: Dưới đây, bài viết chỉ đưa ra một số dấu hiệu chi tiết có thể đọc trực tiếp trong quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hiện nay.

Hình hoặc hình hình học đơn giản, và chữ số, chữ cái và chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng,…Cùng các dấu hiệu và biểu tượng quy ước, hay hình vẽ …, Dấu hiệu chỉ thời gian, phương pháp sản xuất,…

Như vậy, theo các quy định của luật thì hàng hóa, dịch vụ có nhãn hiệu trùng tên sẽ được bảo hộ trong trường hợp sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không trùng hoặc tương tự với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký trước đó. 

Bên cạnh đó, có một trường hợp ngay cả không được trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trước đó mà cũng không được bảo hộ đó chính là “Nhãn hiệu nổi tiếng”. Nhãn hiệu được cho là không có khả năng phân biệt trong trường hợp trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng mà đã được chủ sở hữu khác đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ kể cả sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không tương tự, trong trường hợp việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. 

Chính vì lý do này, trên thực tế, hầu hết các nhãn hiệu trùng tên với nhãn hiệu nổi tiếng sẽ không được bảo hộ.

dang ky nhan hieu trung ten

Như vậy, theo quy định vẫn có trường hợp được đăng ký trùng tên nhãn hiệu. Nhưng muốn đăng ký nhãn hiệu trùng tên với nhãn hiệu trước đó mà đã được bảo hộ cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định:

Đầu tiên, không được trùng tên với nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ trước đó

Thứ hai, sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của nhãn hiệu đó không trùng hoặc tương tự với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu được bảo hộ trước.

Từ những phân tích các quy định của luật thì có thể đăng ký nhãn hiệu trùng tên nhưng việc đăng ký này phải đáp ứng những điều kiện nhất định đã nêu trong bài.

Để được tham khảo thêm hãy truy cập ngay https://luatadz.vn/dang-ky-nhan-hieu/ và tư vấn trực tiếp qua số zalo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111