cool hit counter

Tranh chấp đăng ký nhãn hiệu là gì? Cùng LuatAdz giải quyết

Giải quyết tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu ra sao?

Tranh chấp đăng ký nhãn hiệu có thể xảy ra với bất cứ cá nhân, tổ chức nào. Việc xảy ra tranh chấp này có thể gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của các đơn vị. Vì vậy mà việc giải quyết tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu là một điểm vô cùng cần thiết và được nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu quan tâm. Cùng tìm hiểu một số thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây.

Tranh chấp đăng ký nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp nhãn hiệu là gì?

Tranh chấp nhãn hiệu xảy ra khi hai hay nhiều bên đều cho rằng một nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của mình, và việc đăng ký nhãn hiệu của bên còn lại làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Từ đó dẫn đến những mâu thuẫn, bất hòa, có thể xung đột về quyền và lợi ích của các bên liên quan. 

Vậy tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu xảy ra do nguyên nhân nào?

  • Do doanh nghiệp chưa thực hiện việc đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu của mình khi đưa sản phẩm/dịch vụ kinh doanh ra thị trường. 
  • Khi đưa sản phẩm ra kinh doanh trên thị trường quốc tế, doanh nghiệp chưa thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia mà họ kinh doanh sản xuất. Điều này dẫn đến nguy cơ bị tranh chấp với các doanh nghiệp nội địa. Có thể dẫn đến trường hợp không phép xuất khẩu sang quốc gia đó. 
  • Những đơn vị khác lợi dụng việc chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ nên đã sử dụng để tiến hành đăng ký dưới tên của mình. 

Các loại tranh chấp nhãn hiệu

Dưới đây là các loại tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu thường xảy ra:

  • Tranh chấp trong quá trình xác lập quyền đối với nhãn hiệu. Tranh chấp xảy ra khi có nhiều nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đều nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hoặc trong trường hợp có bên thứ ba nộp đơn yêu cầu phản đối đơn, chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ của một nhãn hiệu khác. 
  • Tranh chấp trong quá trình khai thác và sử dụng nhãn hiệu. Đây là dạng tranh chấp xảy ra phổ biến nhất. Đồng thời cũng có tính chất phức tạp hơn nhiều so với tranh chấp dạng đầu tiên. Dạng tranh chấp này xảy ra khi có một bên vi phạm quyền được xác lập cho nhãn hiệu đó. Mà không có sự cho phép của chủ sở hữu hay bất cứ bên nhận chuyển giao quyền nào. 
  • Tranh chấp giữa nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu trí tuệ khác đã được đăng ký bảo hộ như tên miền, tên thương mại…  
  • Tranh chấp trong quá trình lập kế hoạch phát triển sản phẩm tại các quốc gia, lãnh thổ khác liên quan đến việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với một đối tượng được bảo hộ tại quốc gia đó.

Các phương pháp giải quyết tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu

Các phương pháp giải quyết tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu

Tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu một khi đã xảy ra thì cần phải tìm cách giải quyết nhanh chóng. Để không làm ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh cũng như sản xuất của đơn vị. Dưới đây là một số phương pháp giải quyết khi xảy ra tranh chấp về nhãn hiệu:

  • Giải quyết bằng hòa giải, thương lượng. Đây là phương pháp nhẹ nhàng, đơn giản nhất giữa các bên. Bên bị xâm phạm có quyền yêu cầu bên xâm phạm chấm dứt hành vi vi phạm. hai bên tự thỏa thuận với nhau về bồi thường thiệt hại (nếu có).
  • Giải quyết bằng việc khởi kiện ra tòa. Phương pháp này được sử dụng khi phương pháp đầu tiên không có kết quả. Việc khởi kiện sẽ được thực hiện theo Luật tố tụng dân sự. Bên khởi kiện cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết và nhờ luật sư tư vấn.
    • Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có công chứng)
    • Tài liệu, chứng cứ về việc vi phạm nhãn hiệu do đối phương thực hiện
    • Bản sao thông báo của bên bị xâm phạm cho bên vi phạm. Trong đó có thông báo thời gian hợp lý để bên vi phạm chấm dứt hành vi của mình. Kèm theo đó là chứng cứ chứng minh bên đó không chấm dứt hành vi vi phạm. 
    • Chứng minh sự cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử phạt bên vi phạm

Dịch vụ giải quyết tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu uy tín

Đăng ký nhãn hiệu 

Tranh chấp nhãn hiệu là một vấn đề mà không đơn vị nào mong muốn xảy ra. Tuy nhiên, một khi nó đã xảy ra thì cần phải được giải quyết nhanh chóng để mức độ ảnh hưởng là thấp nhất. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được, thì việc nhờ đến luật sư tư vấn khởi kiện là điều tất yếu. 

Công ty Luật ADZ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Luật, đã chinh chiến hàng trăm, nghìn vụ kiện. Đặc biệt có nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâu về đăng ký nhãn hiệu, chắc chắn sẽ đem đến cho bạn những tư vấn thiết thực nhất. Công ty sở hữu một đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn sâu. Bên cạnh đó là mức chi phí rõ ràng, công khai, cam kết không phát sinh chi phí. 

Công ty Luật ADZ cung cấp các dịch vụ pháp lý khác như:

  • Thành lập công ty
  • Chữ ký số
  • Đăng ký mã vạch
  • Giải thể công ty
  • Hộ kinh doanh
  • Lý lịch tư pháp
  • Dịch vụ kế toán

Trên đây là những thông tin cơ bản về tranh chấp khi đăng ký nhãn hiệu và một số phương pháp giải quyết. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay Luật ADZ để được tư vấn rõ hơn. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111