cool hit counter

Tìm hiểu về mã vạch GS1

Hiện nay, hơn 80% trên tổng doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam đã đăng ký và sử dụng mã vạch GS1. Trên thực tế, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng hiểu hết ý nghĩa về loại mã vạch này và tầm quan trọng của chúng. Bài viết dưới đây sẽ định nghĩa rõ khái niệm cũng như thủ tục công ty của bạn có thể đăng ký và sử dụng mã vạch nhanh nhất.

I. Vài nét về mã vạch GS1

1. Thế nào là GS1?

Để trả lời cho câu hỏi này, bạn phải biết được GS1 là gì. GS1 hay còn gọi là hiệp hội mã số châu Âu chuyên thiết lập các chuẩn mã vạch và dữ liệu làm cho chuỗi cung ứng hoạt động. Tổ chức này được thành lập vào năm 1977 dựa trên luật pháp của Bỉ với tư cách một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế.

mã vạch gs1 adz

 

 

Nhiệm vụ của GS1 là thiết kế và thực hiện những giải pháp và tiêu chuẩn toàn cầu để cải thiện tính hiệu quả, minh bạch của chuỗi cung ứng hay chuỗi nhu cầu trên toàn cầu. GS1 đang có đại diện ở trên 108 quốc gia trên thế giới, đặc biệt hoạt động trong hơn 20 ngành công nghiệp.

2. Công dụng của mã vạch GS1

Mã vạch này có lợi ích mà được ưa chuộng trên toàn thế giới đến vậy. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay.

  • Làm minh bạch thông tin sản phẩm chuỗi cung ứng: mã vạch giúp quản lý hàng gửi, hàng tồn kho, tài sản. Thậm chí chúng còn làm giảm sự giả mạo và sai lỗi y học, phòng chống trộm và hàng loạt hạn chế khác.
  • Trợ giúp quá trình kinh doanh hiệu quả hơn: các máy quét mã vạch mà các doanh nghiệp đang sử dụng sẽ truyền thông tin đã được mã hóa vào máy tính. Dữ liệu được lấy ra và bảo vệ một cách hoàn toàn an toàn.
  • Hỗ trợ người tiêu dùng trong sử dụng dịch vụ mua sắm: với cách dùng mã vạch GS1, người tiêu dùng có những trải nghiệm tiện ích mới khi mua sắm tại siêu thị hoặc các trung tâm thương mại lớn. Chúng ta có thể thanh toán online, truy xuất mã vạch hàng hóa chỉ trong tích tắc.

Thủ tục đăng ký mã vạch GS1 tại Việt Nam

Theo Nghị định số 74/2018/NĐ-CP vào ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ đã sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 đã quy định chi tiết, thi hành một số điều Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, luật Adz chúng tôi xin hướng dẫn thủ tục cho các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký và sử dụng mã vạch như sau:

thủ tục đăng ký mã vạch gs1

1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • 02 bản đăng ký sử dụng mã vạch đã có đầy đủ thông tin, thủ trưởng/giám đốc ký tên, đóng dấu.
  • 01 bản sao “Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” đối với các doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh hay “Quyết định thành lập” với các tổ chức khác. Lưu ý, các bạn hãy xuất trình bản chính để đối chiếu trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực.
  • 02 bảng danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN.

2. Mức thu phí mã vạch GS1

  • Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã vạch
STT Phân loại phí Mức phí (đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt với mã đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã đia điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000
  • Mức thu phí duy trì và sử dụng mã vạch hàng năm
STT Phân loại phí Mức phí (đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1  
1.1 Loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

 

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau 30/06 phải nộp thêm 50% mức phí duy trì đã nêu trên.

Trên đây, luật Adz chúng tôi đã đưa ra những kiến thức cơ bản về mã vạch GS1. Mong rằng, các bạn có thể hiểu rõ hơn và đăng ký, sử dụng mã vạch phổ biến này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111