Việc góp vốn của cổ đông và sổ lượng tối thiểu cổ đông là một trong những điều kiện thành lập nên công ty. Theo đó, trong quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp, nếu chủ sở hữu phần vốn góp không muốn tiếp tục duy trì phần vốn góp của mình thì có thể rút phần vốn đó ra khỏi công ty. Tuy nhiên, với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì điều kiện, trình tự, thủ tục rút phần vốn góp được pháp luật quy định khác nhau
- Tư vấn thủ tục rút vốn của cổ đông khỏi công ty cổ phần
Khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp 2014, cụ thể: “Trong thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông”.
Sau thời hạn 3 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ, khi đó cổ đông sáng lập mới có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình.
Và quy định tại khoản 1 Điều 126:
“1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”
Như vậy, căn cứ vào quy định của Luật Doanh nghiệp hiện hành thì:
Nếu bạn là cổ đông phổ thông thì bạn có thể rút vốn ra khỏi công ty cổ phần bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác nếu điều lệ công ty không quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Nếu bạn là cổ đông sáng lập thì bạn chỉ có thể rút vốn ra khỏi công ty bằng hình thức chuyển nhượng cổ phần cho người khác khi kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến thời điểm chuyển nhượng đã được 3 năm. Sau thời điểm 3 năm, cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho thành viên sáng lập khác. Nhưng nếu muốn chuyển nhượng cổ phần đó cho người không phải là cổ đông sáng lập thì phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. Trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông trong công ty hoặc rút vốn không chuyển nhượng cho bất kỳ cổ đông nào khác dẫn đến số lượng cổ đông trong công ty dưới 3 người thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH.
- Tư vấn thủ tục rút vốn của cổ đông khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật doanh nghiệp 2014 nghĩa vụ của thành viên quy định:
“2. Không được rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp quy định tại Điều 52,53, 54, 68 của Luật này.”
Như vậy, bạn có thể rút vốn ra khỏi công ty dưới các hình thức như sau:
Cách 1: Yêu cầu công ty mua lại vốn góp:
Điều 52 Luật doanh nghiệp 2014 quy định như sau:
“Điều 52. Mua lại phần vốn góp
- Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết của Hội đồng thành viên về vấn đề sau đây:
- a) Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, Hội đồng thành viên;
- b) Tổ chức lại công ty;
- c) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Yêu cầu mua lại phần vốn góp phải bằng văn bản và được gửi đến công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua nghị quyết quy định tại khoản này.
- Khi có yêu cầu của thành viên quy định tại khoản 1 Điều này, nếu không thỏa thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu. Việc thanh toán chỉ được thực hiện nếu sau khi thanh toán đủ phần vốn góp được mua lại, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
- Trường hợp công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền tự do chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.”
Cách 2: Chuyển nhượng vốn góp:
Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 52, khoản 5 và khoản 6 Điều 54 của Luật này, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:
- a) Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện;
- b) Chỉ được chuyển nhượng với cùng điều kiện chào bán đối với các thành viên còn lại quy định tại điểm a khoản này cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
- Thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thông tin về người mua quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 49 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên.
- Trường hợp chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp của các thành viên dẫn đến chỉ còn một thành viên trong công ty, công ty phải tổ chức hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.”
Cách 3: Được công ty hoàn trả vốn theo điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2014.
Hình thức hoàn trả phần vốn góp cho các thành viên trong công ty theo tỷ lệ phần vốn góp của họ theo quy định tại điểm a, khoản 3 điều 68, luật doanh nghiệp 2014: “Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên”
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể yêu cầu công ty hoàn trả lại phần vốn của bạn trong công ty theo dưới hình thức theo quy định tại điều 68 khi công ty đã hoạt động liên tục trong 2 năm, đảm bảo được việc thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khi đã hoàn trả cho bạn.
Với trường hợp tại Điều 54 quy định về Thành viên cá nhân chết/ bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì sẽ tuân theo quy định pháp luật dân sự để xử lý phần vốn góp.
Cũng như công ty cổ phần, Trường hợp chuyển nhượng cho thành viên trong công ty hoặc rút vốn không chuyển nhượng cho bất kỳ thành viên nào khác dẫn đến số lượng thành viên trong công ty chỉ còn 1 người thì bắt buộc công ty phải chuyển đổi loại hình thành công ty TNHH 1 Thành viên.
DỊCH VỤ TƯ VẤN DOANH NGHIỆP ADZ™
Hotline tư vấn 24/7: 024.7777.2666
Tại Hà Nội:
Tòa nhà Bắc Hà: 17 Tố Hữu, Nam Từ Liêm, Hà Nội
AT Building: Số 9, Ngõ 7, Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tòa nhà KeangNam: Khu E6 Đô thị mới Cầu Giấy, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Tòa nhà Artex Building: Tầng 4, 172 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Tại Hải Phòng:
165 Đà Nẵng, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tòa nhà SHP: 12 Lạch Tray, Ngô Quyền, Lạch Tray Ngô Quyền Hải Phòng
Điện thoại: 024.7777.2666
Tại Vĩnh Phúc:
Phúc Yên Plaza: Trưng Trắc, Phường Trưng Trắc, Phúc Yên, Vĩnh Phúc
Tại Đà Nẵng:
Tòa nhà One Opera – 115 Nguyễn Văn Linh
Tại TP.HCM:
Deutsches Haus 33 Lê Duẩn, Bến Nghé, Quận 1, Hồ Chí Minh
Email: [email protected]