cool hit counter

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập tại công ty cổ phần

Quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập là những nội dung mà rất nhiều người quan tâm khi thành lập công ty cổ phần. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu chính xác và đầy đủ cũng như thực hiện chúng một cách nghiêm túc. Để các bạn tránh được những rắc rối trong quá trình tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cổ đông với nhau hoặc giữa cổ đông với công ty, luật ADZ sẽ đưa đến cho mọi người những hiểu biết cơ bản về quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập theo đúng quy định của pháp luật.

Khái quát về cổ đông sáng lập

Định nghĩa về cổ đông sáng lập

Theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty cổ phần mới thành lập cần phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Trường hợp công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hay được chia, tách, hợp nhất, sát nhập từ công ty công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

Nếu công ty không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

Quyền của cổ đông sáng lập

Tại khoản 3 Điều 113 Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định rõ: chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập mới có quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Đặc biệt, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong vòng 03 năm, tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau thời gian đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

Nghĩa vụ của cổ đông sáng lập

quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập

Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Khoản 3 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định: cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng số cổ phần đó cho người khác.

Không những vậy, cổ đông sáng lập cũng bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người không phải là cổ đông sáng lập. Điều này đã được ghi nhận tại khoản 3 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2014, đó là: trong thời hạn 03 năm được tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập được phép tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Họ chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập khi nhận được chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông có dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng số cổ phần đó.

Tất cả hạn chế đối với cổ đông sáng lập đều sẽ được xóa bỏ sau 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Các hạn chế quy định này sẽ không áp dụng với cổ phần mà cổ đông sáng lập thêm vào sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và số cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty

Sau 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập sẽ giống với quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông.

Trên đây là quyền và nghĩa vụ của cổ đông sáng lập mà mọi người cần nắm rõ khi quyết định thành lập công ty. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý khi thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ ngay tới Luật ADZ để được tư vấn và giải đáp miễn phí.

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111