cool hit counter

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Nhiều người cho rằng nhãn hiệu là thương hiệu và cho rằng không cần đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền đem lại rất nhiều lợi ích cho cá nhân, doanh nghiệp. Trong quá trình làm hồ sơ và đăng ký nhãn hiệu độc quyền có một vài vấn đề cần đặc biệt chú ý.

Nhãn hiệu khác thương hiệu ở điểm nào

Trước tiên, các bạn cần phân biệt sự khác biệt giữa đăng ký nhãn hiệu độc quyền và thương hiệu độc quyền. Điều này không chỉ giúp các bạn hiểu được lợi ích của đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Mà còn có chiến lược phát triển đúng đắn.

Những lưu ý quan trọng khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu.

Tiêu chí so sánh Nhãn hiệu độc quyền Thương hiệu độc quyền
Đăng ký bảo hộ Cần được đăng ký tại cục sở hữu trí tuệ. Sau khi đăng ký thành công được cấp bằng chứng nhận và được pháp luật bảo hộ. Không phải đăng ký, do chính cá nhân hoặc doanh nghiệp xây dựng và phát triển trong 1 thời gian. Thương hiệu độc quyền không được bảo hộ bởi pháp luật.
Dấu hiệu nhận biết Là những gì mắt người nhìn thấy được, nhận biết được. Nó được thể hiện dưới dạng hình vẽ, từ ngữ, chữ cái hoặc hình ảnh. Không nhận biết được bằng các dấu hiệu cụ thể. Được hình thành từ nhận thức của chính người tiêu dùng.
Thời hạn Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền có thời hạn 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải gia hạn để tiếp tục sử dụng nhãn hiệu này 10 năm một lần. Không có thời hạn, không xác định được thời gian và tồn tại lâu dài.
Ý nghĩa Được sử dụng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của đơn vị này với đơn vị khác. Sử dụng làm hình ảnh phát triển của cá nhân, doanh nghiệp.

Các đối tượng được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, điều số 87 quy định. Các đối tượng, chủ thể được phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa bao gồm:

– Cá nhân, tổ chức sản xuất hoặc kinh doanh cung cấp hàng hóa.

– Cá nhân, tổ chức có hoạt động thương mại hợp pháp. Trong trường hợp sản phẩm đưa ra thị trường do đơn vị khác sản xuất. Đơn vị này không sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình và không phản đối việc đăng ký thì cá nhân, tổ chức được phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.

– Một tổ chức tập thể thành lập hợp pháp được quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tập thể. Nhãn hiệu này được các thành viên trong tổ chức tập thể sử dụng và phải tuân thủ quy chế.

– Đối với hàng hóa có dấu hiệu về nguồn gốc địa lý, tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu là tổ chức tập thể của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh ở tại địa phương đó. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận về chất lượng, nguồn gốc, đặc tính,… của hàng hóa nhưng không kinh doanh, sản xuất hàng hóa đó.

đăng ký nhãn hiệu

Đối tượng được phép đăng ký nhãn hiệu hàng hóa rộng.

Lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền

Các thủ tục hành chính đều phải tuân thủ theo 1 quy trình cụ thể. Chỉ khi nắm rõ các quy trình đó các bạn mới làm việc đạt hiệu quả tốt nhất. Đối với đăng ký nhãn hiệu độc quyền hàng hóa cũng vậy.

Bên cạnh làm đúng quy trình các bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây. Nó sẽ giúp các bạn tránh được những rắc rối không đáng có. Thời gian đăng ký nhanh chóng, không phải chạy đi chạy lại hoàn thành thủ tục.

1. Lưu ý về thiết kế nhãn hiệu

Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền các bạn cần chú ý đến khâu thiết kế. Bởi vì, nhãn hiệu được sử dụng để phân biệt hàng hóa của đơn vị này với đơn vị khác. Nhãn hiệu cần phải đáp ứng những kiều kiện như sau.

– Là hình ve, chữ cái, hình ảnh, từ ngữ, hình 3 chiều,… hoặc kết hợp các yếu tố với nhau. Nhãn hiệu có thể 1 màu hoặc là nhiều màu.

– Phân biệt được hàng hóa của đơn vị này với đơn vị khác, không gây nhầm lẫn.

– Tên nhãn hiệu có 1 từ hoặc nhiều từ nhưng phải dễ đọc, dễ nhớ, dễ viết và phù hợp với các quảng cáo trên phương tiện truyền thông.

– Không đặt tên nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với: biểu tượng quốc gia, quốc kỳ, quốc quy, nhân vật lịch sử, biểu tượng tổ chức, đoàn thể, chính phủ,…

– Khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền, cá nhân và doanh nghiệp cần chú thiết kế nhãn hiệu không gây hiểu lầm, hiểu sai hoặc là mang tính chất lừa dối về sản phẩm.

2. Cần tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Tra cứu là bước quan trọng khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Công việc này cần làm trước khi nộp đơn lên cục sở hữu trí tuệ. Trong bước này các cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ đánh giá được tính khả thi của việc đăng ký nhãn hiệu. C

Các bạn có thể tra cứu tại thông tin tại 2 nguồn sau:

– Việt Nam: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.

– Quốc tế: http://www.wipo.int/branddb/en/.

Cần tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

Sai lầm khi không tra cứu trước khi đăng ký nhãn hiệu.

3. Gia hạn đăng ký nhãn hiệu

Sau khi đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền thành công. Cá nhân và doanh nghiệp cần lưu ý một vấn đề để sử dụng nhãn hiệu. Đó là 10 năm phải gia hạn đăng ký một lần. Nếu không đăng ký gia hạn bạn không thể tiếp tục sử dụng nhãn hiệu đó nữa.

Vì vậy, luôn ghi nhớ mốc thời gian 10 năm kể từ ngày công bố chứng nhận nhãn hiệu của cục SHTT để gia hạn. Ngoài ra, nếu 5 năm liên tục nhãn hiệu không được sử dụng thì quyền sở hữu không còn hiệu lực.

Với những thông tin trên chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu hơn về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn chỉ cần liên hệ công ty ADZ 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111