Miễn lệ phí môn bài và các trường hợp miễn lệ phí môn bài
Lệ phí môn bài hay thuế môn bài là một thủ tục mà các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở kinh doanh (cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình), sản xuất lớn phải nộp cho cơ quan nhà nước hằng năm. Tuy là loại thuế phải đóng khi hoạt động kinh doanh sản xuất nhưng cũng có các trường hợp được miễn đóng phí dành cho một số đối tượng đặc biệt. Vậy các trường hợp được miễn lệ phí môn bài bao gồm những đối tượng nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây và cùng công ty ADZ chúng tôi tìm hiểu thêm về trường hợp này nhé.
Thế nào là miễn lệ phí môn bài?
Miễn lệ phí môn bài là trường hợp dành cho các doanh nghiệp, cơ sở, tổ chức,… không nằm trong diện nộp thuế môn bài. Khi được miễn thuế phí, các doanh nghiệp này sẽ không cần phải nộp phí môn bài khi tham gia sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, có một vài trường hợp chỉ được miễn trong một thời gian nhất định và phải nộp lại sau thời gian đó.
Miễn lệ phí môn bài có lợi ích gì cho các doanh nghiệp?
Việc miễn lệ phí môn bài giúp các doanh nghiệp, công ty, cơ sở, tổ chức, … sản xuất, kinh doanh tiết kiệm được một khoản chi phí nhất định hằng năm nhưng vẫn được bảo vệ quyền lợi khi kinh doanh, sản xuất. Đồng thời không phải lo lắng hay tìm hiểu nhiều về các thủ tục đóng thuế môn bài như các đối tượng nộp phí khác.
Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài (Dựa theo nghị định 22/2020/NĐ-CP)
Dựa theo nghị định 139/2016/NĐ-CP và nghị định 22/2020/NĐ-CP công ty ADZ đã tổng hợp lại các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:
- Đối với sản xuất, kinh doanh có doanh thu hằng năm từ 100 triệu đồng trở xuống như: cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thì được miễn lệ phí. Mức doanh thu dưới 100 triệu đồng này được tính theo tổng doanh thu thuế thu nhập cá nhân dựa trên các quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
- Đối với trường hợp sản xuất, kinh doanh không thường xuyên hoặc không có địa điểm cố định của các cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân thì cũng được miễn, cụ thể như sau:
- Các cá nhân sẽ tự xác định hoạt động hình thức kinh doanh của từng ngành nghề, lĩnh vực để lựa chọn hình thức khai thuế khoán hay theo mỗi lần phát sinh. Kinh doanh không thường xuyên sẽ được xác định theo đặc điểm của các ngành nghề đó.
- Khi các tổ chức, các nhân không có những nơi sản xuất, kinh doanh cụ thể như: nhà xưởng, kho hàng, địa điểm giao dịch, cửa hàng, nhà máy, bến, bãi,… theo sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính thì đó là kinh doanh không có địa điểm cố định.
Trong đó bao gồm thêm các trường hợp sau:
- Các cá nhân là đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm và đại lý bán đúng giá theo khấu trừ thuế tại nguồn.
- Các cá nhân là thành viên của hợp tác xã được hợp tác xã nộp thuế phí môn bài dựa theo quy định của hợp tác.
- Các cá nhân đã hợp tác sản xuất, kinh doanh với các tổ chức theo quy định về thuế thu nhập cá nhân của pháp luật.
- Các tổ chức cá nhân, cá nhân hoặc các hộ gia đình làm nghề sản xuất muối.
- Các cơ quan địa điểm như: bưu điện văn hoá xã, cơ quan báo chí ( bao gồm báo in. báo nói, điện tử)
- Các tổ chức cá nhân cơ sở nhỏ như: hộ gia đình, nhóm cá nhân hoặc cá nhân làm các ngành nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề đánh bắt cá.
- Các văn phòng đại diện, chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hay liên hợp tác xã tham gia hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo quy định về hợp tác xã nông nghiệp có trong pháp luật.
- Các quỹ tín dụng nhân dân xã: các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện của hợp tác xã và của các doanh nghiệp, công ty tư nhân tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn khu vực miền núi được xác định theo quy định của Uỷ ban Dân tộc.
Ngài ra từ ngày 25.2.2020, dựa theo khoản 1 điều 1 của nghị định 22/2020/NĐ-CP có thêm 3 trường hợp được miễn lệ phí môn bài gồm:
- Các tổ chức mới thành lập ( được cấp mã số thuế, mã số doanh nghiệp mới) và các cá nhân, hộ gia đình, nhóm cá nhân mới vừa ra hoạt động sản xuất lần đầu tiên. Các đối tượng này sẽ được miễn thuế phí trong năm đầu hoạt động hoặc mới ra sản xuất kinh doanh từ ngày 01/01 đến 31/12.
- Căn cứ theo quy định điều 16 Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ấy sẽ được miễn lệ phí trong 3 năm kể từ ngày được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu tiên khi chuyển từ hộ kinh doanh.
- Lưu ý: trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, khi doanh nghiệp, tổ chức này mở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng được miễn thuế môn bài. Khi hết thời hạn được miễn thì phải nộp lại thuế phí theo quy định của pháp luật.
Thủ tục miễn lệ phí môn bài
Các đối tượng nằm trong danh sách các trường hợp miễn lệ phí môn bài được nêu trên đảm bảo đủ các điều kiện sẽ soạn thảo đơn xin được miễn giảm thuế để gửi đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đơn này sẽ được chi cục thuế xem xét và giải quyết cho nguyện vọng giảm miễn thuế phí của các cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Đây là những thông tin cơ bản về miễn lệ phí môn bài và các trường hợp miễn lệ phí môn bài mà ADZ cung cấp đến quý khách hàng. Nếu khách hàng có thêm thắc mắc hay quan tâm về quyền bảo hộ, đăng ký thương hiệu,… xin vui lòng liên hệ công ty ADZ để được giải đáp.
Truy cập dịch vụ của LuatAdz để tìm hiểu cụ thể hơn về đăng ký nhãn hiệu hoặc liên hệ trực tiếp qua zalo để được tư vấn miễn phí