cool hit counter

Hướng dẫn lựa chọn ngành nghề kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập

Khi bạn mới bắt đầu thành lập doanh nghiệp, bên cạnh chú trọng tới đặt tên cho công ty/doanh nghiệp của mình hay địa điểm đặt làm trụ sở chính thì các chủ doanh nghiệp cũng nên lựa chọn ngành nghề kinh doanh sao phù hợp đúng với hướng đi của công ty. Bởi lẽ, ngành nghề kinh doanh chính là điều thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định góp vốn đầu tư cho công ty, doanh nghiệp lớn. Không những vậy, chúng còn quyết định cách tổ chức loại hình phát triển của doanh nghiệp. Vậy, bạn nên lưu ý điều gì khi quyết định ngành nghề kinh doanh. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đúng với quy định của pháp luật

lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Theo Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014, nhà nước cho phép các doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh, buôn bán sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề mà pháp luật không cấm. Trong Điều 6 Luật đầu tư năm 2014 đã nêu rõ những vật phẩm, ngành nghề bị cấm mua bán, kinh doanh đó là: ma túy, khoáng vật, hóa chất cẩm; buôn bán động, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm, có trong sách đỏ quốc gia; hoạt động mại dâm; mua, bán người, các bộ phận cơ thể người hay các hoạt động kinh doanh liên quan tới sinh sản vô tính trên người. Nếu bất kỳ doanh nghiệp nào cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hình sự.

Điều kiện thành lập, cho phép doanh nghiệp kinh doanh

Ngoài những ngành nghề phổ biến không quá khắt khe trong việc đáp ứng đủ điều kiện thành lập công ty thì một số ngành nghệ đặc biệt, đòi hỏi bằng cấp để có thể kinh doanh theo điều 7 luật đầu tư. Ví dụ, nếu bạn muốn kinh doanh và sản xuất các đồ uống có cồn như bia, rượu công nghiệp, thì trong doanh nghiệp/công ty đó cần phải có cá nhân có giấy phép sản xuất rượu thủ công với mục đích kinh doanh. Hay với lĩnh vực bất động sản yêu cầu vốn pháp định cao, trong đó nhà nước đã quy định rõ số vốn tối thiểu đó là 6 tỷ đồng.

Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phát triển và sẽ phát triển

Luật pháp quy định rõ, doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp muốn thay đổi, bổ dung lĩnh vực mới, chủ công ty phải có trách nhiệm thông báo với nơi cơ quan đăng ký kinh doanh mà họ đặt trụ sở chính trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi. Nội dung bao gồm:

  • Tên, mã số thuế, mã số doanh nghiệp hay số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp.
  • Đăng ký ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ bổ sung hoặc thay đổi.
  • Họ, tên, chữ ký của đại điện pháp luật của doanh nghiệp/công ty đó.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp, cho phép kinh doanh

Kèm theo đó là thông báo phải có quyết định và bản sao hợp lệ biên bản cuộc họp của Hội đồng cổ đông với công ty/doanh nghiệp có 2 thành viên trở lên, Đại hội đồng đối với công ty của các thành viên hợp danh với công ty hợp danh. Trong trường hợp có thay đổi mà chủ doanh nghiệp không báo cáo với cơ quan chức năng sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

Nên chọn lựa ngành nghề kinh doanh chính

Trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh chính cần phải được nêu rõ và thực hiện đúng ngành nghề đó. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp cẩn phải thật sự chắc chắn quyết định, cân nhắc kỹ lưỡng lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mình. Lưu ý, ngành nghề kinh doanh đáp ứng đầy đủ tiêu chí, mục tiêu và khả năng thực tế của doanh nghiệp có thể phát triển và thu hút vốn đầu tư. Đặc biệt, hướng kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện mang lại hiệu quả ngày một tích cực hơn.

Phía trên là những kinh nghiệm, lời khuyên của chúng tôi, mong rằng các bạn sẽ có những kiến thức cơ bản trong quá trình lựa chọn ngành nghề kinh doanh, thành lập và phát triển công ty của riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111