Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam kéo dài trong thời gian bao lâu?

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam kéo dài trong thời gian bao lâu?

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và những điều cần biết

Thời gian qua việc đăng ký nhãn hiệu được rất nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Đây cũng là một vấn đề quan trọng đối với chủ sở hữu nhãn hiệu. Vậy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quy định như thế nào và có gì cần lưu ý? Đọc trong bài viết dưới đây. 

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam kéo dài trong thời gian bao lâu?

Một trong những điểm mà người đăng ký nhãn hiệu quan tâm nhiều nhất chính là thời gian hoàn tất để được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Vậy đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam trong vòng bao lâu?

Thời gian đăng ký nhãn hiệu được quy định tại Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, thường kéo dài trong vòng 12 tháng. Các mốc thời gian đăng ký nhãn hiệu cụ thể như sau:

  • Thẩm định hình thức đơn sẽ kéo dài 01 tháng kể từ ngày chủ sở hữu nộp đơn.
  • Công bố đơn hợp lệ: trong vòng 02 tháng kể từ ngày đơn được thẩm định hình thức. Nếu đơn hợp lệ thì sẽ được công bố trên thông báo của Cục sở hữu trí tuệ.
  • Thẩm định nội dung sẽ kéo dài 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. 

Trong thực tế, thời gian này có thể kéo dài hơn, có thể lên đến 18 – 24 tháng tùy thuộc vào số lượng đơn tại Cục sở hữu trí tuệ, hay bổ sung, sửa đổi đơn, tài liệu cũng gây kéo dài thời gian thẩm định đơn. 

Tìm hiểu quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

Quy trình đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu là sự ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu. Do tính chất lãnh thổ của nhãn hiệu, hệ thống và thủ tục đăng ký nhãn hiệu có sự khác biệt giữa các quốc gia. Tại Việt Nam, việc đăng ký nhãn hiệu được thực hiện qua một quy trình và thủ tục nhất định theo quy định của Pháp luật, không có trường hợp ngoại lệ. 

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

  • Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
  • Mẫu nhãn hiệu (kích thước 3×3 cm – 8×8 cm)
  • Danh mục hàng hóa/ dịch vụ mang nhãn hiệu dự định đăng ký
  • Ủy quyền cho tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ (nếu có)
  • Bản sao chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu 

Đối với nhãn hiệu tập thể/ nhãn hiệu chứng nhận, cần thêm một số tài liệu dưới đây:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu
  • Bản thuyết minh về tính chất, hoặc chất lượng đặc trưng của sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu 
  • Đối với nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý thì cần có bản đồ xác định lãnh thổ.  

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam gồm những gì?

Các bước thực hiện đăng ký nhãn hiệu sẽ được thực hiện tại Cục sở hữu trí tuệ. Quy trình cụ thể như sau:

  • Thực hiện tra cứu nhãn hiệu

Thực hiện tra cứu nhãn hiệu có thể được coi là bước quan trọng nhất. Mục đích của bước này là kiểm tra xem có nhãn hiệu nào trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký hay không. Nếu bị trùng hoặc tương tự thì cần phải chỉnh sửa thế nào để không bị từ chối đăng ký. 

  • Chuẩn bị hồ sơ

Nếu nhận thấy nhãn hiệu có sự khác biệt và có thể đăng ký nhãn hiệu, chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

  • Soạn hồ sơ đăng ký đầy đủ  

Nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ. Bạn có thể nộp bằng hai cách: Nộp trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện tới Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện tại TP.HCM và Đà Nẵng. 

  • Theo dõi quy trình thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu, tiếp nhận, trả lời yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ (nếu có).

Nên lưu ý những gì khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam?

Nhãn hiệu là một tài sản đặc biệt. Vì vậy mà khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu bạn cần biết một số lưu ý dưới đây để có thể thuận tiện trong quá trình đăng ký.

  • Lưu ý cần tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn

Như đã nói ở trên, đây là bước rất quan trọng, để tránh tình trạng đơn đăng ký bị từ chối do nhãn hiệu bị trùng hay tương tự các nhãn hiệu khác.

  • Đăng ký hưởng quyền ưu tiên

Tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định các trường hợp được yêu cầu hưởng quyền ưu tiên như sau: 

“- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

– Người nộp đơn hưởng quyền ưu tiên phải là những trường hợp sau:

+ Là công dân Việt Nam;

+ Là công dân của nước khác đang cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại Việt Nam;

+ Là công dân nước khác đang cư trú hoặc có cơ sở sản xuất kinh doanh tại nước khác.”

  • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Ngoài ra, việc chuẩn bị đầy đủ các khoản chi phí để nộp là việc cũng rất cần thiết. 

Địa chỉ đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, uy tín?

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam tại ADZ

Việc đăng ký nhãn hiệu thường tốn khá nhiều thời gian. Vì vậy mà các cá nhân, tổ chức thường tìm đến các công ty Luật để để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện dịch vụ này. Công ty Luật ADZ với hơn 10 năm kinh nghiệm trong các dịch vụ Luật, luôn đem đến cho khách hàng những dịch vụ với cam kết chất lượng cao. Bên cạnh đó là bảng giá rõ ràng, được niêm yết sẵn, không có chi phí phát sinh. Ngoài dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, tại ADZ còn cung cấp các dịch vụ Luật khác như: 

  • Thành lập công ty
  • Chữ ký số
  • Đăng ký mã vạch
  • Giải thể công ty
  • Hộ kinh doanh
  • Lý lịch tư pháp
  • Dịch vụ kế toán

Trên đây là những thông tin cần lưu ý khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc hay vấn đề gì hãy liên hệ với Công ty Luật ADZ để được tư vấn chi tiết hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111