cool hit counter

Cách đặt tên công ty hay, ý nghĩa, chuẩn pháp luật

Cách đặt tên công ty hay đúng chuẩn pháp luật

Tên công ty hay, ý nghĩa sâu sắc lại chuẩn pháp luật là điều mà hầu hết các doanh nghiêp, công ty đều mong muốn. Cũng bởi, khi sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp lưu hành ngoài thị trường thì tên công ty sẽ giúp khách hàng nhận diện thương hiệu được đâu là sản phẩm/dịch vụ của bạn, đâu là sản phẩm/dịch vụ của đối thủ. Chính vì vậy, trước khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét, cân nhắc thật kỹ lưỡng, chọn lựa tên công ty sao cho dễ đọc, dễ nhớ, có ý nghĩa và đặc biệt phải đúng pháp luật. Điều này sẽ giúp quá trình kinh doanh sau này của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi. Trong bài viết dưới đây, Luật ADZ hướng dẫn cho các bạn cách đặt tên công ty hay đúng luật, tránh được những rắc rối không đáng có.

Cách đặt tên công ty theo quy định pháp luật

Tên công ty tiếng Việt

Tên công ty tiếng Việt bao gồm hai thành tố đó là: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp. Trong đó, loại hình doanh nghiệp là thành tố bắt buộc phải có trong tên công ty, được viết như sau:

  • “Công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “Công ty TNHH” đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn.
  • “Công ty cổ phần” hay “Công ty CP” đối với Công ty cổ phần.
  • “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD” đối với Công ty hợp danh.
  • “Doanh nghiệp tư nhân” hay “DNTN” đối với Doanh nghiệp tư nhân.

Tên riêng của công ty đứng sau tên loại hình công ty, được bằng các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ J, F, W, Z, chữ số và ký hiệu.

đặt tên chuẩn pháp luật

Ví dụ: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ngôi Sao Sáng

  • Tên loại hình: Công ty TNHH.
  • Tên riêng: Đầu tư và Xây dựng Ngôi Sao Sáng.

Ngoài ra, tên công ty cần phải gắn với trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các chứng từ giao dịch, hồ sơ tài liệu và mọi ấn phẩm mà doanh nghiệp phát hành.

Tên công ty bằng tiếng nước ngoài

Theo khoản 1 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên của doanh nghiệp đó được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài thuộc hệ chữ La-tinh. Ngoài ra, tên riêng của công ty khi dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng.

Ví dụ: Tên tiếng Việt của công ty là Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ngôi Sao Sáng sau khi dịch sang tiếng nước ngoài và giữ lại tên riêng được viết như sau: Ngoi Sao Sang Investment And Construction Limited Company.

Tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh hay trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài phát hành thì tên nước ngoài của doanh nghiệp sẽ được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.

Tên viết tắt của công ty

Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể được viết tắt từ tên công ty bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

  • Tên tiếng Việt của doanh nghiệp: Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Ngôi Sao Sáng, tên viết tắt doanh nghiệp có thể đặt là: Công ty TNHH ĐT&XD NSS.
  • Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp: Ngoi Sao Sang Investment And Construction Limited Company, tên viết tắt doanh nghiệp có thể đặt là NSS I&C Limited Company.

Nguyên tắc đặt tên công ty hay, có ý nghĩa

  • Đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ.
  • Có thể đăng ký bảo hộ được.
  • Tên miền website nên giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
  • Tên công ty nên tránh những tiêu cực về mặt âm nghĩa.
  • Tên công ty cần thể hiện được sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Thể hiện sự khác biệt, nổi bật so với các doanh nghiệp khác.
  • Phù hợp với phân khúc thị trường doanh nghiệp đang hướng tới.

nguyên tắc đặt tên công ty hay

Tốt nhất, các bạn hãy chọn tên doanh nghiệp của mình càng đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ càng tốt. Hãy nhớ, đừng bao giờ đòi hỏi khách hàng phải nhớ tên thương hiệu của mình nếu tên đó quá khó đọc, khó nhớ.

Những điều cấm khi đặt tên công ty

Tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn

Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết giống hoàn toàn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó.

Những trường hợp được xem là tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký, bao gồm:

  1. Tên doanh nghiệp đề nghị đăng ký đọc giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
  2. Tên viết tắt của doanh nghiệp đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  3. Tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đề nghị đăng ký trùng với tên viết tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký.
  4. Phần tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký trước đó bởi một số tự nhiên, số thứ tự hay các chữ cái có trong bảng chữ cái tiếng Việt, và các chữ cái J, F, W, Z ngay sau phần tên riêng của doanh nghiệp đó.

đ) Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số ký hiệu như: “&”, “.”, “+”, “-”, “_”.

  1. Trường hợp tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại bởi từ “tân” đặt ở ngay trước hoặc từ “mới” đặt ở ngay trước hoặc ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
  2. Tên riêng của doanh nghiệp đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi những từ “miền Bắc”, “miền Trung”, “miền Nam”, “miền Đông”, “miền Tây” hoặc một số từ có ý nghĩa tương tự.

Đặc biệt, những trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, f ở trên không áp dụng với trường hợp công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký. Điều này có nghĩa là công ty con của doanh nghiệp đã đăng ký có thể đặt tên theo quy định tại điểm d, đ, e và f.

Cấm sử dụng tên các cơ quan sau đây

Tên công ty không được sử dụng tên cơ quan Nhà nước, tên đơn vị vũ trang nhân dân, tên của các tổ chức: chính trị, chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, xã hội, xã hội – nghề nghiệp với mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần tên riêng cho doanh nghiệp, trừ trường hợp nhận được sự chấp thuận cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

Tên công ty không được sử dụng các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Tại Điều 2 Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL đã quy định về những trường hợp đặt tên vi phạm truyền thống lịch sử dân tộc. Cụ thể:

  • Tên trùng với tên danh nhân, trừ những trường hợp tại điểm a,b khoản 1 Điều 2 Thông tư 10/2014/TT-BVHTTDL.
  • Tên quốc gia, địa danh trong thời kỳ xâm lược và tên các nhân vật trong lịch sử bị coi là phản chính nghĩa, kìm hãm chế độ.
  • Tên của những nhân vật lịch sử là giặc ngoại xâm hay những người có tội với đất nước, dân tộc.
  • Các trường hợp khác về sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn tra cứu tên công ty xem có bị trùng lặp hay không trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Như đã nêu ở trên thì tên doanh nghiệp có hai thành tố là: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng. Theo đó, loại hình doanh nghiệp không thể dùng để phân biệt tên công ty đề nghị đăng ký với tên công ty đã đăng ký. Điều này phụ thuộc vào tên riêng của công ty. Để tra cứu tên công ty để tránh trùng lặp, các bạn hãy thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
  • Bước 2: Nhập phần tên riêng của công ty vào ô tìm kiếm.

Nếu như không thấy xuất hiện tên của doanh nghiệp nào thì tên công ty bạn định sử dụng hoàn toàn không trùng lặp.

Đối với doanh nghiệp đã thành lập chỉ cần nhập tên riêng hoặc mã số thuế vào ô tìm kiếm thì các thông tin cơ bản của doanh nghiệp sẽ được thấy trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.

Trên đây là tất cả những điều cần lưu ý khi doanh nghiệp đặt tên công ty. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về thủ tục thành lập công ty, các bạn hãy liên hệ ngay tới Luật ADZ để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111