Hiện nay, công ty cổ phần là một trong những loại hình công ty phổ biến nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Trong đó, người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông và nắm giữ chìa khóa để vận hành công ty. Chúng ta có thể nắm rõ khái niệm của từng loại cổ đông, song về quyền và nghĩa vụ của họ chưa chắc nhiều người đã biết. Đặc biệt, quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi được nhận được quan tâm khá cao trong thời gian gần đây. Cùng Luật ADZ tìm hiểu ngay vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Quy định về quyền hạn của cổ đông ưu đãi
Cổ đông ưu đãi biểu quyết và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết
Cổ phần ưu đãi biểu quyết tức là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông. Người nắm giữ cổ phần này gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết. Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ do Điều lệ công ty quy định.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết có những quyền hạn sau:
- Được biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông cùng với số phiếu biểu quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2014.
- Các quyền khác giống như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết.
- Cổ đông có cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng số cổ phần đó cho người khác.
Cổ đông ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết
Cổ đông ưu đãi cổ tức là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi. Cổ phần này được trả cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc mức ổn định hàng năm. Trong đó, cổ tức hàng năm bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Kết quả kinh doanh của công ty không ảnh hưởng tới cổ tức cổ định. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương pháp xác nhận cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Quyền hạn của cổ đông ưu đãi cổ tức bao gồm:
- Những cổ đông này được hưởng mức cổ tức cao hơn so với các cổ đông còn lại.
- Cổ đông ưu đãi cổ tức sẽ nhận phần còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ đông ưu đãi hoàn lại khi công ty giải thể hoặc phá sản.
- Các quyền khác của cổ đông ưu đãi cổ tức giống như quyền của cổ đông phổ thông. Tuy nhiên, cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, hay đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Quy định này được nêu rõ tại Khoản 3 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại. Số cổ phần này được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi lại tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại
Quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại
Cổ đông ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông. Song cổ đông ưu đãi hoàn lại cũng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông và không được đề cử người vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Quy định này đã được nêu rõ tại Khoản 3 Điều 117 Luật Doanh nghiệp 2014.
Nghĩa vụ của cổ đông ưu đãi
- Cổ đông ưu đãi phải thanh toán đầy đủ và đúng hạn số cổ phần cam kết mua.
- Cổ đông ưu đãi cần tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ của công ty.
- Cổ đông ưu đãi phải chấp hành nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị.
- Cổ đông ưu đãi cũng cần thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều lệ công ty.
Trên đây là những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cổ đông ưu đãi mà mọi người cần nắm rõ trong quá trình thành lập công ty. Mọi thắc mắc xin liên hệ ngay tới Luật ADZ để được các chuyên gia tư vấn luật dày dặn kinh nghiệm giải đáp miễn phí.