cool hit counter

Thế nào là cổ đông? Phân loại và quyền hạn của mỗi loại cổ đông

Ngày nay, với sự phát triển kinh tế trong và ngoài nước, các nhóm công ty, công ty đa quốc gia với sự góp vốn của các thành viên nước ngoài không còn quá xa lạ với chúng ta. Chính vì vậy, hình thức công ty cổ phần đang dần được phổ biến và được khá nhiều người chọn lựa. Trong đó, cổ đông là một phần không thể thiếu tại mô hình công ty này. Để biết rõ các loại cổ đông cũng như quyền hạn đi kèm theo đó, các bạn hãy theo dõi ngay bài viết của luật Adz ngay dưới đây.

Khái niệm cổ đông

Khải niệm cổ đông

Cổ đông có thể là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần của công ty cổ phần, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không giới hạn tối đa số lượng thành viên.

Cổ đông chỉ có trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác nằm trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cá nhân, tổ chức khác trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này

Quyền hạn của các loại cổ đông công ty

Cổ đông công ty được được chia thành ba loại chính bao gồm: cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Trong đó:

Quyền hạn của cổ đông phổ thông

Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và người sở hữu số cổ phần đó được gọi là cổ đông phổ thông. Họ có những quyền hạn được nêu rõ tại Điều 114 Luật doanh nghiệp 2014:

  • Được tham dự và biểu quyết trong các cuộc Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết một cách trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hay theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông tương ứng với một phiếu biểu quyết.
  • Cổ đông nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
  • Cổ đông phổ thông nằm trong đối tượng được ưu tiên mua cổ phần trong trường hợp công ty có nhu cầu về vốn. Cổ phần mới được chào bán sẽ tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty.
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác.
  • Họ có quyền xem xét, tra cứu, trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông, Điều lệ công ty, Sổ sách kế toán, các tài liệu liên quan trong cuộc họp Đại hội hội cổ đông, kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát. Nếu phát hiện thấy sai sót, cổ đông phổ thông có quyền yêu cầu công ty tiến hành sửa đổi và bổ sung các thông tin cho chính xác.
  • Khi công ty bị giải thế hoặc phá sản, cổ đông phổ thông có quyền được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty.

Quyền hạn cổ động

Quyền hạn của cổ đông ưu đãi

Bên cạnh quyền hạn giống như cổ đông phổ thông, cổ đông ưu đãi có những quyền hạn riêng sau đây:

a. Cổ đông ưu đãi biểu quyết

  • Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết được tham gia, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của một cổ đông trong phiên họp Đại hội cổ đông.
  • Số phiếu biểu quyết của cổ đông ưu đãi được công nhận nhiều hơn so với cổ đông đang sở hữu cổ phần phổ thông. Điều này được căn cứ tại quy định trong Điều lệ công ty về số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết.

b. Cổ đông ưu đãi cổ tức

  • Cổ đông ưu đãi cổ tức được nhận lại cổ tức hàng năm bao gồm: cổ tức cố định, cổ tức thưởng. Trong đó, cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty, ngược lại cổ tức thưởng phải căn cứ vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức này được căn cứ theo Điều lệ công ty quy định về mức hưởng cổ tức và phương thức xác định thưởng.
  • Cổ đông sở hữu ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, tham dự vào cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đồng thời, cổ đông ưu đãi cổ tức không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Cổ đông ưu đãi hoàn lại

  • Với cổ đông ưu đãi hoàn lại sẽ được hoàn lại số vốn đã góp vào công ty khi mua cổ phần ưu đãi theo yêu cầu của bản thân hoặc theo các điều kiện được ghi lại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
  • Cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết và dự họp Đại hội đồng cổ đông, không được đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Quyền hạn của cổ đông sáng lập

  • Các cổ đông sáng lập có nghĩa vụ cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông chào bán tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.
  • Trong thời gian 3 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền được tư do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác. Họ chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu nhận được sự chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông đang có dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng số cổ phần đó.
  • Những hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập sẽ được bãi bỏ sau 3 năm, tính từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế này không áp dụng cho cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và số cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác mà không phải là cổ đông sáng lập công ty.

Trên đây là những thông tin về quyền hạn của cổ đông của công ty cổ phần Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về pháp luật trong quá trình thành lập công ty hãy liên hệ ngay tới văn phòng tư vấn thành lập công ty – luật Adz để được tư vấn miễn phí từ những chuyên gia luật dày dặn kinh nghiệm.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111