Nhãn hiệu đăng ký là gì?
- Nhãn hiệu đã đăng ký là những nhãn hiệu đã được thông qua những thủ tục hành chính dưới sự tiến hành của cơ quan chức năng. Khi nhãn hiệu được đăng ký, nhãn hiệu đó và chủ sở hữu (doanh nghiệp, cá nhân,…) được ghi nhận vào sổ đăng ký quốc gia. Đối với thế giới thương mại, nhãn hiệu đã đăng ký có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Nhãn hiệu đăng ký là gì? Các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký và các lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu là tài sản vô cùng có giá trị, là chìa khóa tạo dựng thương hiệu đối với mỗi doanh nghiệp. Đồng thời, một nhãn hiệu đăng ký còn là công cụ giúp khách hàng nhận diện và phân biệt doanh nghiệp với những đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, câu hỏi thường được các cá nhân và doanh nghiệp đặt ra là: “Loại nhãn hiệu nào yêu cầu đăng ký?” hay “Những lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu là gì?”. Bài viết sau đây mà ADZ cung cấp sẽ giải đáp được các thắc mắc đó một cách đầy đủ nhất. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé.
Những lợi ích của một nhãn hiệu đã được đăng ký là gì?
Hiện nay, đăng ký nhãn hiệu đang đón nhận sự quan tâm từ rất nhiều doanh nghiệp bởi những lợi ích nó đem lại. Nhãn hiệu được đăng ký sẽ là nền móng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vững chắc trên thị trường. Một số lợi ích mà một nhãn hiệu đã đăng ký có thể đem lại một số lợi ích cho doanh nghiệp bao gồm:
- Khi xảy ra tranh chấp, nhãn hiệu đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ.
- Nhãn hiệu đăng ký nhằm đảm bảo sự bảo vệ của pháp luật trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có quyền khởi kiện những vi phạm đến nhãn hiệu đã đăng ký để được bồi thường hợp lý.
- Nhãn hiệu đăng ký dùng để quảng bá cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Nhãn hiệu đăng ký có thể góp phần trong những chiến dịch tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhận biết nhãn hiệu.
- Chỉ với nhãn hiệu đăng ký, một doanh nghiệp có thể được nhiều khách hàng nhận biết và thành công quảng bá sản phẩm.
- Hạn chế khả năng bị trùng lặp với nhãn hiệu đăng ký của doanh nghiệp khác.
- Người tiêu dùng thường dựa vào nhãn hiệu đăng ký để xác định sản phẩm chính hãng từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cố tình gây nhầm lẫn về nhãn hiệu đều phải bồi thường cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đăng ký trước Tòa án theo Luật Sở hữu trí tuệ.
Các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký
Xét trên phương diện hình thức, các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký được chia làm ba loại:
- Nhãn hiệu chữ: những thông tin của doanh nghiệp (slogan, tên doanh nghiệp, những chữ, số đặc biệt) được xuất hiện trên giấy in của nhãn hiệu đăng ký.
- Nhãn hiệu hình: Trên mặt nhãn hiệu đăng ký có in hình ảnh, logo đặc trưng của doanh nghiệp.
- Nhãn hiệu kết hợp: Trên nhãn hiệu đăng ký có cả hình và chữ.
- Xét về tính chất, nhãn hiệu đăng ký có bốn loại:
- Nhãn hiệu tập thể: dùng để phân biệt hoạt động kinh doanh của tập thể doanh nghiệp này với nhãn hiệu đăng ký của các doanh nghiệp, tập thể khác.
- Nhãn hiệu chứng nhận: các doanh nghiệp khác được sự cho phép sử dụng sản phẩm kinh doanh của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký. Từ đó, doanh nghiệp sử dụng đánh giá, nhận xét về chất lượng, độ an toàn cũng như nguyên liệu, xuất xứ.
- Nhãn hiệu liên kết: Chủ sở hữu của nhãn hiệu đăng ký này có thể liên kết các sản phẩm, hàng hóa,… tương tự, giống nhau về cấu trúc. Vì thế, người tiêu dùng có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm có nhãn hiệu đăng ký này.
- Nhãn hiệu nổi tiếng: là nhãn hiệu đăng ký đã được khẳng định trên thị trường, được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng.
Các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký đều có các điểm riêng về hình thức. Điểm chung duy nhất của các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký này là đều yêu cầu phải mang tính pháp lý và phải tuân theo các quy định hiện hành của pháp luật.
Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu
- Trước khi đăng ký nhãn hiệu:
- Nhãn hiệu đăng ký không được chứa những dấu hiệu bị cấm bởi pháp luật: tên quốc gia, hình ảnh quốc kỳ,…
- Nhãn hiệu đăng ký phải tạo được tính phân biệt.
- Tra cứu trước khi đăng ký để tránh trường hợp nhãn hiệu đăng ký bị trùng lặp.
- Trong quá trình đăng ký nhãn hiệu:
- Thông tin doanh nghiệp nộp đơn phải chính xác dựa trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đối với cá nhân, thông tin người nộp đơn phải dựa trên chứng minh, căn cước công dân.
- Chú ý thông báo từ cục Sở hữu trí tuệ gửi đến. Nhằm tránh trường hợp đơn bị từ chối, doanh nghiệp, cá nhân phải phản hồi trong khoảng thời gian cục đưa ra.
- Sau khi đăng ký nhãn hiệu:
- Sử dụng đúng nhãn hiệu đã đăng ký.
- Nếu chưa có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu đăng ký, hạn chế cất nhãn hiệu quá lâu.
- Chú ý thời gian gia hạn tài liệu bảo vệ nhãn hiệu.
ADZ đã giải đáp được thắc mắc về nhãn hiệu đăng ký cũng như trả lời những câu hỏi khác về các loại nhãn hiệu yêu cầu đăng ký. Ngoài dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, ADZ còn hỗ trợ những dịch vụ khác như: Dịch vụ lý lịch tư pháp, Dịch vụ mã vạch, mã số sản phẩm….Hãy truy cập website: https://luatadz.vn/ hoặc liên hệ hotline 24/7: 0934.482.035 và zalo để được tư vấn trực tiếp.