Giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu là gì? Giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu gồm những nội dung gì?
Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay nhãn hiệu giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động thương mại. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để có thể bảo vệ nhãn hiệu của mình. Chính vì vậy giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu lại càng giữ vai trò quan trọng bởi nó chính là căn cứ pháp lý để bảo vệ nhãn hiệu.
Bạn hiểu như thế nào về giấy đăng ký nhãn hiệu?
Đối với nhãn hiệu chủ sở hữu có tư cách pháp lý của mình với nhãn hiệu của mình nhưng để bảo vệ được tư cách pháp lý này cần phải có chứng từ pháp lý hay chứng từ pháp lý quan trọng của chủ sở hữu không phải là giấy tờ gì khác mà chính là giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu (đây chính là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu). Nói cách khác thì giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu chính là tài liệu dùng để chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với nhãn hiệu đã được đăng ký của chủ sở hữu.
Giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu có những nội dung gì?
Khi chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Trong nội dung của giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu có nhưng vấn đề sau:
Thứ nhât, trong giấy xác nhận phải có số của giấy chứng nhận. Tiếp theo là các thông tin cơ bản của chủ sở hữu giấy xác nhận bao gồm: Thông tin của chủ sở hữu (họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (địa chỉ cụ thể của chủ sở hữu nhãn hiệu),…
Các thông tin cụ thể như số đơn và ngày chủ sở hữu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan có thẩm quyền.
Những thông tin cụ thể về số quyết định cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu nhãn hiệu nộp đơn đăng ký đồng thời phải có thời gian có hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký.
Chủ sở hữu có những quyền lợi gì khi được cấp giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu?
Giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu là chứng từ pháp lý quan trọng chính vì vậy pháp luật Việt nam hiện nay đã cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu có những quyền sau đây khi được cấp giấy xác nhận:
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền tự mình sử dụng và cho phép các chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký.
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký cũng có quyền ngăn cản, cấm chủ thể khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bất cứ nơi đâu trên toàn bộ lãnh thổ nước Việt nam.
Chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền định đoạt như: Chủ sở hữu có thể bán nhãn hiệu của mình hoặc chuyển nhượng, hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu của mình (li-xăng). Đồng thời cũng có quyền từ bỏ không sử dụng nhãn hiệu mà mình đã được cấp giấy xác nhận.
Có một điểm cần lưu ý: Đó chính là thời hạn của giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt nam chỉ có hiệu lực 10 năm trên toàn bộ lãnh thổ tính từ ngày được cấp giấy xác nhận, và hết hạn thì chủ sở hữu có thể gia hạn tiếp việc gia hạn này không giới hạn số lần gia hạn sẽ có hiệu lực 10 năm.
Giấy xác đăng ký nhãn hiệu sẽ bị chấm dứt hiệu lực trong những trường nào?
Chính vì giấy xác nhận là chứng từ pháp lý quan trọng nên loại giấy này sẽ bị chấm dứt hiệu lực nếu thuộc các các trường hợp sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu không gia hạn gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật khi văn bằng đã hết thời hạn.
Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký tuyên bố từ bỏ quyền sở hữu đối với văn bằng đăng ký nhãn hiệu đã có hiệu lực.
Chủ sở hữu giấy đăng nhãn hiệu, thương hiệu đã không còn tồn tại, hoặc không có người thừa kế hợp pháp khi không còn hoạt động kinh doanh.
Trong thời hạn năm năm liên tục trước ngày có yêu cầu cơ quan có thẩm quyền chấm dứt hiệu lực mà không có lý do chính đáng khi nhãn hiệu không được chủ sở hữu, người sử dụng do chủ sở hữu cho phép. Nhưng trừ trường hợp là việc sử dụng được bắt đầu hoặc bắt đầu lại trước nhưng phải ít nhất ba tháng tính đến ngày có yêu cầu chấm dứt hiệu lực.
Như vây, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu trí tuệ sẽ quyết định chấm dứt hiệu lực của các văn bằng bảo hộ hoặc tiến hành thông báo từ chối chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ dựa trên kết quả xem xét đơn yêu cầu chấm dứt hiệu lực của văn bằng bảo hộ cũng như ý kiến các bên liên quan.
Tóm lại bài viết đã làm rõ được các vấn đề xoay quanh giấy xác nhận đăng ký nhãn hiệu (hay chính là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu.