Những điều bạn cần biết về công ty đại chúng

Khác với các loại hình công ty khác, khái niệm về “công ty đại chúng” xuất hiện khá trễ. Mãi tới năm 2006, khi Luật chứng khoán được thông qua thì các cơ quan chức năng mới bắt đầu thiết lập cơ chế hoạt động, quản lý riêng biệt với công ty đại chúng. Vậy, công ty đại chúng là gì? Công ty đại chúng có quyền và nghĩa vụ như thế nào? Công ty đại chúng có những ưu nhược điểm gì? Dưới đây là bài phân tích mới nhất của các chuyên gia tại Luật ADZ về những quy định mới nhất năm 2020 về công ty đại chúng. Hy vọng, qua bài viết dưới đây, quý vị sẽ nắm rõ được những kiến thức cơ bản về công ty đại chúng.

Công ty đại chúng là gì?

Công ty đại chúng là gì?

Tại Điều 25 Luật chứng khoán 2006 đã nêu rõ khái niệm công ty đại chúng. Đó là:

Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba hình thức sau:

  • Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng.
  • Công ty đã có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.
  • Công ty có cổ phiếu mà ít nhất một trăm nhà đầu tư đã sở hữu, không kể đến nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có số vốn điều lệ đã góp từ 10 tỷ Việt Nam đồng trở lên.

Với hai trường hợp đầu tiên thì việc trở thành công ty đại chúng tùy thuộc vào sự chọn lựa của chính công ty. Nói cách khác, hành động xác lập trạng thái công ty đại chúng là hoàn toàn tự động. Còn ở trường hợp thứ ba, công ty cổ phần cần phải đáp ứng được quy định về số vốn điều lệ cũng như số vốn cổ đông đã được đề cập phía trên, sẽ trở thành công ty đại chúng. Tuy nhiên, công ty này phải thông qua mọi thủ tục đăng ký công ty đại chúng. Trong thời hạn 90 ngày kể từ khi trở thành công ty đại chúng, công ty phải có trách nhiệm nộp hồ sơ đăng ký bao gồm: Điều lệ công ty, Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty, Bản tóm tắt khái quát về mô hình tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý và cơ cấu cổ đông cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Ngoài ra, theo quy định mới nhất về Luật Chứng khoán 2019 sẽ có hiệu lực bắt đầu từ 1/1/2021, thì Công ty chứng khoán được hiểu là công ty cổ phần thuộc một trong hai trường hợp sau:

  • Vốn điều lệ đã góp của công ty từ 30 tỷ đồng trở lên, đồng thời số cổ phiếu có quyền biểu quyết phải chiếm tối thiểu 10% do ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông nắm giữ.
  • Thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phần lần đầu ra công chúng.

Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng

Quyền và nghĩa vụ của công ty đại chúng đã được quy định rõ ràng tại Điều 27 Luật Chứng khoán 2006. Cụ thể như sau:

Quyền của công ty đại chúng

  • Công ty đại chúng được phép thu hồi tất cả lợi nhuận do các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc, Quản lý Tài chính, Quản lý Kế toán và những quản lý khác nằm trong bộ máy của công ty đại chúng đã có được từ các hoạt động mua và bán hay bán và mua, kèm theo đó đã mua chứng khoán của công ty trong vòng 6 tháng, kể từ ngày mua hoặc bán.
  • Trong trường hợp có lợi nhuận từ những giao dịch không công bằng, Công ty đại chúng hoặc cổ đông của công ty có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu thu hồi lại khoản lợi nhuận đó.
  • Các tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu đã đặt cọc trong đợt chào mua công khai sẽ có quyền rút cổ phiếu bất kỳ lúc nào trong khoảng thời gian chào mua.

Nghĩa vụ của công ty đại chúng

1. Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 101 Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010

– Công ty đại chúng bắt buộc công bố thông tin định kỳ với một số nội dung sau:

  •  Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán, báo cáo tài chính 6 tháng đã được xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán được chấp thuận, báo cáo tài chính quý.
  •  Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong các cuộc họp thường niên.

– Ngoài ra, công ty tài chính phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra các sự việc sau đây:

  • Tài khoản của công tại ngân hàng bị lệnh phong tỏa và tài khoản đó được phép hoạt động trở lại sau khi gỡ lệnh phong tỏa.
  • Công ty bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động, bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép thành lập và hoạt động công ty hoặc Giấy phép hoạt động.
  • Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
  • Các quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua và bán lại cổ phiếu của công ty; ngày thực hiện hoạt động mua cổ phần từ người sở hữu trái phiếu, đi kèm với quyền mua cổ phần hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu, các quyết định có liên quan đến việc chào bán đã được quy định tại khoản 2 Điều 108 của Luật Doanh nghiệp; định hướng phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty đại chúng; khi thành lập công ty con, công ty liên kết cũng cần phải công bố; hoạt động mở, đóng chi nhánh, văn phòng đại diện; thay đổi tên hoặc địa chỉ trụ sở chính của công ty; góp vốn hơn 10% trên tổng tài sản cả công ty vào một tổ chức khác; góp vốn trên 15% tổng vốn góp của công nhận vốn góp.
  • Các quyết định về thay đổi phương pháp kế toán đang áp dụng; tổ chức kiểm toán ngoại trừ hoặc từ chối đưa ý kiến về báo cáo tài chính; thay đổi công ty kiểm toán.
  • Bất kỳ sự thay đổi nào về thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Phó giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng; quyết định khởi tố thành viên của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc. Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; các bản án, quyết định liên quan đến các hoạt động của công ty bởi Tòa án; kết luận từ Cơ quan thuế nếu công ty có những vi phạm pháp luật liên quan đến thuế.
  • Hoạt động mua và bán tài sản có giá trị hơn 10% tổng tài sản của công ty được tính theo bảng cân đối kế toán trong đợt kiểm toán gần nhất.
  • Quyết định cho vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ 30% vốn chủ sở hữu tại thời điểm báo cáo gần nhất.
  • Công ty nhận được thông báo từ Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp.
  • Công ty chịu tổn thất tài sản trên 10% vốn.
  • Có sự kiện ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc tình hình quản trị của công ty niêm yết.
  • Trong trường hợp xảy ra sự kiện làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, giá chứng khoán tăng hoặc giảm liên tục trong khoảng thời gian nhất định; sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khóa nhà nước.
  • Công bố thông tin đã được Bộ Tài chính quy định cụ thể về nội dung, thời gian với từng loại hình công ty đại chúng.

quyền và nghĩa vụ công ty đại chúng

2. Công ty cần phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về quản trị công ty đại chúng được suy định tại điều 28 Luật Chứng khoán 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 như sau:

– Việc quản trị công ty phải theo các quy định của Luật Chứng khoán 2006, Luật doanh nghiệp 2014 và các điều khác mà pháp luật đã quy định có liên quan tới công ty đại chúng.

– Nguyên tắc quản trị công ty đại chúng

  • Đảm bảo sự hợp lý trong cơ cấu quản trị; đảm bảo hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có hiệu quả.
  • Bảo đảm được quyền lợi của các cổ đông và những người có liên quan.
  • Giữa các cổ đông cần phải đối xử công bằng.
  • Minh bạch, công khai mọi hoạt động của công ty.

3. Công ty chứng khoán phải thự hiện đăng ký và lưu ký chứng khoán tại theo các quy định tại điều 52, 53 của Luật Chứng khoán 2006.

4. Ngoài ra, công ty chứng khoán phải thực hiện các nghĩa vụ khác quy định tại Luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

Ưu nhược điểm của công ty đại chúng

Ưu điểm của công ty đại chúng

  • Với việc xuất hiện công khai trên thị trường chứng khoán, trên báo chí, công ty đại chúng sẽ được xã hội biết đến nhiều hơn. Không những vậy, công ty còn khẳng định được danh tiếng, uy tín nên khi cần huy động vốn từ ngoài xã hội cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, công ty được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn với lần phát hành trước.
  • Công ty đại chúng phải báo cáo hoạt động của công ty mình một cách công khai nên phải chịu sự giám sát của công chúng và xã hội. Hơn thế nữa, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc phải công khai, minh bạch các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải giám sát, nâng cao hiệu quả phát triển, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện cơ chế quản lý, cơ cấu hợp lý vốn. Nếu không đáp ứng được những điều này, Giám đốc sẽ bị sa thải. Có thể nói, mọi hoạt động của công ty đại chúng có mối liên kết với các Giám đốc, buộc họ phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật.

Nhược điểm của công ty đại chúng

  • Công ty đại chúng sẽ phải chịu chi phí của đợt phát hành như: chi phí thuê hãng kiểm toán để lập báo cáo các hoạt động kiểm toán của công ty, chi phí thuê người bảo lãnh phát hành; chi phí chuẩn bị hồ sơ, Giấy xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành…
  • Chính vì có tính đại chúng làm cho công ty bị hạn chế về mô hình do có quá nhiều cổ đông cũng như số lượng cổ đông thay đổi thường xuyên, dẫn đến tình trạng khó quản lý những cổ đông này, lâu dần sẽ mất tính ổn định trong việc quản lý công ty.

Trên đây là những thông tin khái quát về công ty đại chúng mà các doanh nghiệp cần hiểu và nắm rõ. Mọi thắc mắc về thủ tục thành lập công ty hãy liên hệ ngay tới Luật ADZ để được nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0936069111